|

Đình Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

content:

 

Nằm trong ngõ 612 đường Đê La Thành, cạnh UBND Phường Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, đình Giảng Võ là một ngôi đình linh thiêng nổi tiếng của mảnh đất Hà thành. Nơi đây thờ bà Lý Châu Nương, dân gian gọi là Bà Chúa Kho.

Bà Lý Châu Nương là nữ tướng thời Trần phụ trách kho lương của quân đội và có công đánh giặc, được triều đình phong làm Phúc thần. Bà ở quê mẹ là Võ Trại, xưa là phường Võ Trại, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên, nay là phường Giảng Võ. Lúc còn nhỏ bà được học cả văn võ. Năm 16 tuổi đã văn võ song toàn, rồi lấy ông Trần Thái Bảo.

Đến đời vua Trần Nhân Tông (1278 - 1293), quân Nguyên - Mông sang xâm lược. Hai ông bà đã xuất 2.000 gia binh chống cự. Bà buộc tóc giả nam, thay y phục nữ, cho nữ binh làm quân thị nội, hơn một nghìn binh sĩ nam giữ bên ngoài, quyết tử không để giặc cướp mất kho lương. Nhà vua tin tưởng và cảm phục, đã giao cho Châu Nương coi giữ “Kho quốc khổ”, cấp ruộng đất ở phường Võ Trại là ấp thang mộc (tắm gội) và bà được phong là “Quân Chưởng quốc khổ”.

Giặc Nguyên - Mông sang xâm lấn lần thứ 2 (1285) bà đã đốc xuất quân lính canh phòng cẩn mật, đánh trả nhiều trận, bảo vệ được kho lương... Sau khi bà mất, nhà vua thương tiếc phong cho bà là “Khổ đại vương Phu nhân Thánh mẫu” và cho dân làng Giảng Võ lập đền thờ phụng.

Hiện nay, ở đình làng còn lưu giữ được Ngọc phả, sắc phong, văn bia, hoành phi, câu đối có nội dung ca tụng công lao của bà. Đình được xây dựng từ thế kỷ XV; đã được trùng tu nhiều lần. Đến năm 1946 đình bị thực dân Pháp đốt phá, nên năm 1953 nhân dân đã góp công sức xây dựng lại.

Đình có cổng tam quan mang tên gọi là Bảo Khánh môn, nay chỉ còn lại dấu tích là bốn viên đá xanh cỡ lớn. Ở cửa này đã diễn ra trận đánh, dân làng chống lại quân Cờ Đen vào cướp bóc cuối thế kỷ XIX, nên đã bị chúng tàn sát tới 72 người.

Từ ngoài đi vào đình chính, du khách thấy ngoài cổng có hai ngôi miếu nhỏ thờ hai nàng hầu gái của Châu Nương. Tiếp đến là hai nhà bia rồi tới sân đình. Chính giữa còn dấu tích của nhà phương đình đã bị đốt từ 1946, gần đây nhân dân đã dựng lại như cũ. Hai bên sân là Tả, hữu mạc nơi hội họp của dân làng khi có lễ hội. Hết sân, lên Đại đình, bên trong có bầy cỗ kiệu và long đình để rước bài vị thần những ngày hội. Trong Hậu cung có khám thờ đặt ngai, bài vị Lý Châu Nương và tượng bà.

Đình Giảng Võ hàng năm tổ chức hai lễ hội lớn (còn gọi là Lễ hội bà Chúa Kho): 11 đến 13 tháng hai âm lịch (chính hội ngày 12 tháng hai) và 20 tháng bảy âm lịch, đó là dịp ngày sinh và ngày hoá của bà Châu Nương (bà Chúa Kho). Dịp lễ hội tháng hai có nhiều hoạt động, sau phần lễ là các trò chơi: cờ người, bắt vịt, hát chèo, dịp tháng bảy là lễ dâng hương...

Đình là một địa danh lịch sử trong vùng đất “Thập Tam trại” ở phía tây Kinh thành, thờ một nữ thần có công đánh giặc cứu nước ở thế kỷ XIII.

Đình Giảng Võ đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1994.

05/02/2025 - 24 Lượt xem
I-SPEED là hệ thống đo tốc độ truy cập Internet tại Việt Nam. Ứng dụng là sản phẩm được Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Cục Viễn thông hợp tác phát triển, nhằm mục đích đo lường tốc độ truy...
05/02/2025 - 13 Lượt xem
(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn...
05/02/2025 - 19 Lượt xem
(LĐTĐ) Sáng 5/2, tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, quận Ba Đình tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây "đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Ất Tỵ 2025.
05/02/2025 - 18 Lượt xem
(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
04/02/2025 - 28 Lượt xem
(Chinhphu.vn) - Với việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, cùng Chương trình hành động của Chính phủ, đất nước...
03/02/2025 - 29 Lượt xem
(Chinhphu.vn) - Tổng hợp các sức mạnh mềm được tích lũy qua quá trình phát triển của đất nước, chúng ta sẽ có nguồn lực mềm vô giá giúp Việt Nam vững bước tiến vào kỷ nguyên mới của dân tộc.
content:
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 9029
Số lượt truy cập: 605731